Chứng nhận hợp quy thức ăn thủy sản

Chia sẻ:

Theo quy định tại các Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về thức ăn thủy sản do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, từ ngày 01/1/2020, tất cả các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động sản xuất, nhập khẩu thức ăn dùng trong nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam phải được chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy.

1. CHỨNG NHẬN HỢP QUY THỨC ĂN THỦY SẢN

Thức ăn thủy sản là sản phẩm tác động trực tiếp tới sự phát triển của thủy sản. Chất lượng thủy sản phụ thuộc lớn vào nguồn thức ăn, cho nên việc lựa chọn thức ăn thủy sản trở thành mối quan tâm hàng đầu của các cơ sở nuôi trồng. Ngoài ra, thức ăn thủy sản có thể ảnh hưởng gián tiếp và gây ra các hậu quả nghiêm trọng tới sức khỏe con người từ việc tiêu thụ sản phẩm thủy sản.

Chính vì vậy, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành các Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về thức ăn thủy sản:

Thức ăn thủy sản. Phần 1: Thức ăn hỗn hợp. Ký hiệu: QCVN 02-31-1:2019/BNNPTNT.

Thức ăn thủy sản. Phần 2: Thức ăn bổ sung. Ký hiệu: QCVN 02-31-2:2019/BNNPTNT.

Thức ăn thủy sản. Phần 3: Thức ăn tươi, sống. Ký hiệu: QCVN 02-31-3:2019/BNNPTNT.

Theo quy định tại các QCVN trên, kể từ ngày 01/1/2020, tất cả các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động sản xuất, nhập khẩu thức ăn dùng trong nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam phải được chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy.

2. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ CHỨNG NHẬN THỨC ĂN THỦY SẢN

2.1. Công bố hợp quy

Tổ chức, cá nhân công bố hợp quy thức ăn thủy sản theo biện pháp:

Đối với sản phẩm sản xuất trong nước: Kết quả chứng nhận của tổ chức chứng nhận đã đăng ký hoặc được thừa nhận theo quy định của pháp luật;

Đối với sản phẩm nhập khẩu: Kết quả chứng nhận, giám định của tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định đã đăng ký hoặc được thừa nhận theo quy định của pháp luật.

2.2. Đánh giá chứng nhận

Tổ chức, cá nhân thực hiện đánh giá sự phù hợp thức ăn thủy sản theo phương thức:

Đối với sản phẩm sản xuất trong nước: thực hiện theo phương thức 1 (thử nghiệm mẫu điển hình);

Đối với sản phẩm nhập khẩu: thực hiện theo phương thức 7 (thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa.

2.3. Công bố hợp quy

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy của các tổ chức, cá nhân đăng ký hoạt động sản xuất, kinh doanh tại địa phương.

3. LỢI ÍCH KHI CHỨNG NHẬN HỢP QUY THỨC ĂN THỦY SẢN

Ngành thủy sản trong những năm gần đây là một ngành mũi nhọn của nông nghiệp Việt Nam. Việc sản phẩm thủy sản có đạt được tiêu chuẩn chất lượng hay không phụ thuộc phần lớn vào chất lượng của thức ăn thủy sản. Chính bởi vậy các công ty sản xuất thức ăn thủy sản cần chú trọng cải thiện chất lượng sản phẩm để đạt được những yêu cầu khắt khe của khách hàng và đáp ứng yêu cầu pháp lý.

3.1 . Lợi ích khi hợp quy thức ăn thủy sản?

Là căn cứ để doanh nghiệp đảm bảo sản phẩm thức ăn thủy sản được phép lưu hành trên thị trường: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02-31-1:2019/BNNPTNT, QCVN 02-31-2:2019/BNNPTNT, QCVN 02-31-3:2019/BNNPTNT để kiểm soát chất lượng thức ăn thủy sản. Các doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu thức ăn thủy sản bắt buộc phải chứng nhận và công bố hợp quy để sản phẩm của mình được lưu thông trên thị trường Việt Nam.

Giảm thiểu rủi ro pháp lý: Doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu thức ăn thủy sản kiểm soát được chất lượng sản phẩm, giảm thiểu rủi ro về pháp lý hoặc các chi phí liên quan nhờ tuân thủ đúng quy chuẩn Việt Nam;

Khẳng định chất lượng sản phẩm: Giấy chứng nhận hợp quy sản phẩm là một minh chứng với người nuôi trồng thủy sản và cộng đồng rằng sản phẩm thức ăn thủy sản của doanh nghiệp đảm bảo an toàn cho thủy sản, cũng như người tiêu dùng những thực phẩm được nuôi trồng bằng thức ăn thủy sản đó;

Nâng cao uy tín, lợi thế cạnh tranh: tạo dựng lòng tin từ khách hàng giúp nâng cao thương hiệu của nhà sản xuất;

Là lời cam kết của doanh nghiệp bảo vệ sức khỏe nền kinh tế và sức khỏe cộng đồng.

3.2. Tại sao nên lựa chọn Sabio là đối tác?

Sabio được Cục Thủy sản – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định hoạt động chứng nhận hợp quy thức ăn thủy sản theo Giấy chứng nhận số 88/GCN-TS-KHCN&HTQT và số 342/GCN-TS-KHCN&HTQT để đánh giá chứng nhận đầy đủ các sản phẩm thức ăn thủy sản. Bao gồm:

- Thức ăn thủy sản hỗn hợp;

- Thức ăn thủy sản bổ sung;

- Thức ăn Thủy sản tươi sống;

- Nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản

- Sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản: Hóa chất, chế phẩm, sinh học

- Sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản: Hỗn hợp khoáng (premix khoáng), hỗn hợp vitamin (premix vitamin)

Phòng thí nghiệm chuẩn quốc gia, với hệ thống thiết bị hiện đại, chuyên sâu về thức ăn thủy sản;

Đội ngũ chuyên gia chứng nhận giàu kinh nghiệm, thí nghiệm trình độ chuyên môn cao.

Quy trình, thủ tục chứng nhận rõ ràng giúp doanh nghiệp có được chứng nhận hiệu quả và nhanh nhất;

Được hỗ trợ về các thủ tục pháp lý, công bố hợp quy

Thời gian nhanh chóng, chi phí rõ ràng, hợp lý.

Hotline liên hệ: 0908 604 666