Chứng nhận VietGAP thủy sản
Tiêu chuẩn VietGAP thủy sản là gì?
VietGAP (Vietnamese Good Aquaculture Practice) là thực hành nuôi trồng thủy sản tốt dựa theo Tiêu chuẩn TCVN 13528-01:2022 do tổng cục Thủy sản biên soạn và được ban hành bởi Bộ Khoa học và Công nghệ.
Tiêu chuẩn VietGAP thủy sản được phát triển nhằm mục tiêu hướng đến sự phát triển bền vững trong lĩnh vực nuôi trồng thủy hải sản, đặc biệt quan tâm đến việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, giảm thiểu dịch bệnh, đảm bảo trách nhiệm xã hội, người lao động và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Chứng nhận VietGAP có lợi ích gì?
Chứng nhận VietGAP đem đến lợi ích cực lớn đối với các bên tham gia vào chuỗi giá trị nuôi trồng thủy sản. Bao gồm:
-> Giảm chi phí vận hành - quản lý tốt quy trình sản xuất cho cơ sở nuôi trồng
Nhờ việc kiểm soát tốt nguồn vật tư, nguyên liệu đầu vào và giảm thiểu các bệnh dịch, kiểm soát rác thải môi trường tốt, từ đó đảm bảo chất lượng sản phẩm thủy hải sản nhờ quy trình quản lý hệ thống sản xuất chặt chẽ, đảm bảo truy xuất nguồn gốc và sớm khắc phục các rủi ro trong quá trình nuôi trồng.
-> Tăng giá trị sản phẩm - tăng uy tín chất lượng cho cơ sở nuôi trồng
Sản phẩm thủy sản được chứng nhận VietGAP mang lại giá trị cao hơn và đảm bảo hoàn toàn các tiêu chí để cung ứng cho nhà bán lẻ lớn và đáp ứng thị trường xuất khẩu thủy sản
-> Tăng lợi thế cạnh tranh thị trường trong nước và xuất khẩu
Đảm bảo các yêu cầu về trách nhiệm xã hội bao gồm về con người và môi trường - một trong những yêu cầu ưu tiên của khách hàng quốc tế, là giải pháp cho doanh nghiệp để tạo ra lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
Các yêu cầu cơ bản của VietGAP thủy sản cho cơ sở nuôi trồng
Theo Tiêu chuẩn TCVN 13528-01:2022 bao gồm các yêu cầu chung cho cơ sở nuôi trồng thủy sản áp dụng VietGAP sau:
- Địa điểm nuôi trồng
- Cơ sở hạ tầng
- Trang thiết bị, máy móc, dụng cụ
- Bảo vệ môi trường
- Bảo vệ đa dạng sinh học
- Nhân sự
- Tài liệu và lưu trữ hồ sơ
- An toàn lao động và trách nhiệm xã hội
Hướng dẫn quy trình đăng ký chứng nhận VietGAP thủy sản
Bước 1: Xây dựng môi trường nuôi trồng đạt chuẩn
Bước 2: Đăng ký chứng nhận VietGAP
Bước 3: Đánh giá hồ sơ cơ sở nuôi trồng
Bước 4: Đánh giá triển khai, thực hành VietGAP tại cơ sở
Bước 5: Cấp chứng nhận VietGAP
Sabio – Tổ chức chứng nhận VietGAP thủy sản
-> Sabio được chỉ định năng lực đánh giá chứng nhận VietGAP thủy sản theo Giấy chứng nhận Số: 799/GCN- TS-KHCN&HTQT
Với chứng nhận VietGAP thủy sản do Sabio cấp đảm bảo đầy đủ tính pháp lý, được gắn mã QR hỗ trợ cho việc truy xuất chứng chỉ điện tử.
Sabio với đội ngũ chuyên gia có năng lực chuyên sâu về đánh giá chứng nhận VietGAP và hoạt động trên khắp 3 miền, hỗ trợ nhanh chóng và đáp ứng hiệu quả các vấn đề phát sinh hay yêu cầu từ khách hàng.