OCOP
OCOP

“…Tôi muốn khẳng định lại một điều là: cái mà chúng ta hướng đến không phải là tạo ra một sản phẩm OCOP, mà là tạo ra một sự tự tin, tạo ra một sự thay đổi, một tư duy mới cho người nông dân, chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp. Khi chúng ta chuyển từ tư duy sản xuất sang tư duy kinh tế là chúng ta đã tạo ra được những giá trị cao hơn từ trong chuỗi ngành hàng chế biến, bao bì thương mại điện tử.” – Lê Minh Hoan - Bộ trưởng, Bộ Nông nghiệp và PTNT


OCOP (viết tắt theo tiếng Anh là One commune one product). Hiểu theo nghĩa tiếng Việt là mỗi xã (phường) một sản phẩm. Cụ thể hơn là phát triển hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh các sản phẩm truyền thống, có lợi thế ở khu vực nông thôn.

1. OCOP LÀ GÌ?

Chương trình OCOP là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị; là giải pháp, nhiệm vụ trong triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Trọng tâm của chương trình OCOP là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, do các thành phần kinh tế tư nhân (doanh nghiệp, hộ sản xuất) và kinh tế tập thể thực hiện. Nhà nước đóng vai trò kiến tạo, ban hành khung pháp lý và chính sách để thực hiện; định hướng quy hoạch các vùng sản xuất hàng hóa, dịch vụ; quản lý và giám sát tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm; hỗ trợ các khâu: Đào tạo, tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, ứng dụng khoa học công nghệ, xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, tín dụng.

Mục tiêu của Chương trình OCOP nhằm phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh (ưu tiên phát triển hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa) để sản xuất các sản phẩm truyền thống, dịch vụ có lợi thế đạt tiêu chuẩn, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế, góp phần phát triển kinh tế nông thôn. Song song đó, chương trình còn góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập, đời sống cho nhân dân và thực hiện hiệu quả nhóm tiêu chí “Kinh tế và tổ chức sản xuất” trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới. Ngoài ra, thông qua việc phát triển sản xuất tại khu vực nông thôn, góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn hợp lý (hạn chế dân di cư ra thành phố), bảo vệ môi trường và bảo tồn những giá trị truyền thống tốt đẹp của nông thôn Việt Nam.

Ý nghĩa logo OCOP:

Chữ O màu nâu: Tượng trưng cho đất, nền tảng sản xuất, cuộc sống của làng xã.

Chữ C màu xanh lá cây: Tượng trưng cho nông nghiệp và sản xuất bền vững

Chữ O màu xanh dương: Tượng trưng cho sức mạnh, trí tuệ của con người Việt Nam.

Chữ P màu vàng: Tượng trưng cho lợi ích, lợi nhuận của chương trình mà mỗi người dân, tổ chức tham gia được hưởng lợi.

2. SABIO - ĐƠN VỊ TIÊU BIỂU ĐỒNG HÀNH CÙNG CHƯƠNG TRÌNH OCOP

Năng lực thực hiện:

- Tư vấn, khảo sát đánh giá hiện trạng sản phẩm, xây dựng chiến lược, đề án và kế hoạch triển khai OCOP các tỉnh.

- Tư vấn, thực hiện các sản phẩm OCOP đạt 3-5 sao:

+ Đăng ký nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, mã vạch, mã truy xuất nguồn gốc.

+ Viết câu chuyện sản phẩm.

+ Tư vấn thiết kế logo, nhãn mác, bao bì, tờ rơi, bộ nhận diện thương hiệu, gian hàng OCOP.

+ In ấn các hạng mục thiết kế cho các sản phẩm OCOP.

+ Xây dựng trang website cho các chủ thể tham gia chương trình OCOP.

+ Tư vấn và kiểm nghiệm các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm của các sản phẩm tham gia chương trình OCOP.

+ Tư vấn, xây dựng tiêu chuẩn tự công bố chất lượng sản phẩm, xây dựng quy chế kiểm tra giám sát cho các chủ thể tham gia chương trình OCOP.

+ Tư vấn, đánh giá và cấp giấy chứng nhận VietGAP, GlobalGAP, Organic, HACCP,… cho chủ thể tham gia OCOP.

+ Tư vấn cho chủ thể tham gia chuỗi xây dựng phương án sản xuất, kinh doanh; Xây dựng hợp đồng liên kết.