Lợi thế của ao nuôi lót lưới đáy ao

Chia sẻ:

Nghề nuôi tôm thẻ càng được cải tiến với các hình thức khác nhau, trong đó lót đáy được áp dụng phổ biến rộng rãi trên các địa phương nuôi. Từ đó, lót đáy ao mang đến nhiều công dụng tuyệt vời hỗ trợ quá trình nuôi diễn ra dễ dàng và kết quả vượt trội hơn.

Ao nuôi lót đáy

Ao nuôi tôm thường sẽ được lót đáy ao để cải thiện chất lượng môi trường nuôi

Lợi ích của lót đáy ao nuôi 

Trước đây đa phần bà con đều nuôi tôm theo phương pháp truyền thống là nuôi ở ao hồ đất. Điều này gây bẩn ao hồ, tôm dễ bị dịch bệnh, tỷ lệ chết cao, hiệu quả kém. Ngày nay, việc sử dụng bạt lót hồ nuôi tôm ngày càng tăng cao bởi đây được xem là giải pháp giúp cho việc nuôi tôm đạt hiệu quả kinh tế cao và tiết kiệm phí đầu tư nuôi trồng thủy sản. 

Đảm bảo ổn định lượng oxy trong nước 

Bạt HDPE sẽ ngăn ngừa hiện tượng lắng đọng xuống lớp bùn mềm nhão dưới đáy ao, giảm lượng tiêu hao oxy do sinh vật sống trong nền đất dưới đáy ao, giảm được thiết bị sục khí và giảm chi phí điện để tạo oxy. 

Giảm rủi ro bệnh tật cho tôm 

Bạt hoặc lưới còn có khả năng loại trừ nước đục do xói mòn bờ hoặc do lớp bùn đất mềm dưới đáy hồ gây ra. Duy trì lượng nước và cải thiện tỉ lệ chuyển đổi thức ăn. Dễ dàng vệ sinh và xử lý mầm bệnh nhanh chóng. 

Thuận tiện cho thu hoạch 

Nhờ bề mặt trơn cứng của đáy và bờ ao nên công tác thu hoạch dễ dàng và không bị thất thoát do tôm lẫn trong bùn hoặc ẩn nấp trong các hang lỗ. Thời gian thu hoạch nhanh hơn, sức khỏe và vệ sinh tốt hơn, do đó chất lượng sản phẩm khi đưa đến nhà máy chế biến đảm bảo tốt hơn. 

Ao lót bạt được sử dụng phổ biến

Tuy nhiên, việc lót đáy đáy cũng có nhược điểm. Bạt có thể gây trở ngại cho quá trình tái tạo tự nhiên của đáy ao và ảnh hưởng đến sinh vật sống trên đáy. Ngoài ra, việc làm lót bạt cần được thực hiện cẩn thận để tránh tình trạng bong tróc hoặc hư hỏng, gây ra ô nhiễm môi trường. 

Do đó, việc lót đáy đáy nên được xem xét kỹ lưỡng và thực hiện theo hướng dẫn. Ngoài ra, cần xem xét các biện pháp khác như quản lý chất thải, cung cấp dinh dưỡng phù hợp và kiểm soát chất lượng nước để đảm bảo môi trường ao nuôi được duy trì tốt hơn.Lót đáy ao nuôi bằng bạt và bằng lưới khác nhau về chi phí.

Lót bạt và lưới đáy ao nuôi khác nhau về chi phí 

Nuôi tôm thẻ chân trắng với ao lót bạt đáy ra đời đã mở ra việc thiết kế lại ao cho phù hợp. Về tỷ lệ diện tích ao nuôi/ao lắng, trước đây nuôi ao đất thường 60/40 hoặc 70/30, thì với ao lót bạt đáy chỉ còn 20/80 hoặc 25/75. Các ao nuôi lót bạt đáy còn được thiết kế hình tròn, ở giữa trũng để tiện xiphong chất thải ra ngoài. Từ ao tròn chìm, nâng lên ao tròn nổi không sắt hoặc bê tông để tiện chăm sóc, xử lý các phát sinh.  

Đặc biệt, mật độ thả nuôi rất cao, 150 - 300 con/m2 và nuôi nhiều giai đoạn, nên năng suất có thể đạt 5 - 8 tấn/1.000 m2, tức là khoảng 50-80 tấn/ha diện tích ao nuôi.  

Ao lót lưới đáy ao

Tính chi phí đầu tư cho 1.000 m2 ao nuôi, nếu lót bạt đáy tốn 20 - 30 triệu đồng thì lưới đáy chỉ tốn khoảng 3 triệu đồng. Chi phí đầu tư thấp và còn dễ vận hành bởi ao lưới đáy không thay nước như ao bạt đáy mà chỉ cấp bù sau mỗi đợt xiphong, nên diện tích ao nuôi có thể nâng lên gấp 3 - 4 lần diện tích ao chứa nước. Ao lưới đáy chủ yếu sử dụng quạt để tạo ôxy và dòng chảy, giảm được tiền điện so với ao bạt đáy.   

Các ao lưới đáy đang được người nuôi làm khá sâu, từ 2,5 - 3 m. Nhờ đó, thả giống mật độ 200-300 con/m2 vẫn có khả năng đảm bảo nước trong sạch, có nguồn vi sinh tốt, không để bị dịch bệnh tấn công. Ao lưới đáy rộng và sâu nên nhiều người nuôi đã cải tiến thêm, đặt vèo tôm giống ngay trong ao nuôi. Vèo để ương dưỡng tôm giống lúc còn rất nhỏ, với mật độ ương khoảng 10.000 con/m2, ương 7-10 ngày sẽ thả ra ao nuôi. Việc vèo này có lợi là tôm giống được ương dưỡng tại ao, nên khi thả tôm ra ao nuôi không bị sốc. 

Đặc biệt, một số nơi xa nguồn nước và đất nhiễm phèn nặng, hầu hết ao nuôi tôm lót bạt đáy đã thất bại nhưng ứng dụng ao lưới đáy thì thành công.