Thái Bình: Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến, quảng bá, giới thiệu sản phẩm địa phương
Những năm qua, tỉnh Thái Bình cũng đã chỉ đạo thực hiện nhiều hoạt động xúc tiến thương mại, mang lại hiệu quả tích cực.
Xác định hoạt động xúc tiến, quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP là yếu tố quan trọng, góp phần thúc đẩy sản xuất, kết nối cung cầu, tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ, những năm qua, tỉnh Thái Bình đã chỉ đạo thực hiện nhiều hoạt động xúc tiến thương mại, mang lại hiệu quả tích cực.
Theo Quy hoạch tỉnh Thái Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, xác định nông nghiệp vẫn là trụ cột quan trọng trong phát triển kinh tế của tỉnh, góp phần bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, hướng tới trở thành trung tâm sản xuất nông nghiệp hàng đầu vùng Đồng bằng sông Hồng.
Để thực hiện mục tiêu trên, thời gian tới, tỉnh Thái Bình sẽ tập trung phát triển, hiện đại hóa sản xuất các mặt hàng nông, lâm, thủy sản; hoàn thành chuỗi sản xuất nông sản của tỉnh. Xây dựng các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, ứng dụng công nghệ cao. Chú trọng xây dựng thương hiệu nông sản, mở rộng vùng tiêu thụ sản phẩm nông sản của tỉnh; tạo mối liên kết ngành và liên kết vùng để thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững, hiệu quả có sức cạnh tranh cao.
Thống kê sơ bộ cho thấy, từ năm 2020 đến năm nay, toàn tỉnh Thái Bình có 138 sản phẩm OCOP (có 48 sản phẩm đạt 4 sao, 90 sản phẩm xếp hạng 3 sao) với tổng số 91 cơ sở sản xuất của 8 huyện, thành phố có sản phẩm OCOP (trong đó có 32 doanh nghiệp, 36 Hợp tác xã và 23 hộ kinh doanh). Giá trị kinh tế của các sản phẩm được nâng lên từ 20% trở lên nhờ đạt tiêu chí OCOP, công nghệ số đã đưa các sản phẩm đến với người tiêu dùng một cách nhanh hơn nên doanh số bán hàng của các đơn vị tăng từ 20%-30%, trong đó doanh thu bán hàng qua mạng và sàn giao dịch điện tử chiếm 30%.
Tỉnh đẩy mạnh quảng bá, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP tại các hội nghị, hội chợ và các sự kiện lớn
Thời gian qua, xác định hoạt động xúc tiến, quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP là yếu tố quan trọng, góp phần thúc đẩy sản xuất, kết nối cung cầu, tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ, những năm qua, tỉnh Thái Bình cũng đã chỉ đạo thực hiện nhiều hoạt động xúc tiến thương mại, mang lại hiệu quả tích cực cho doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh sản phẩm OCOP trên địa bàn.
Cụ thể, tỉnh đẩy mạnh quảng bá, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP tại các hội nghị, hội chợ và các sự kiện lớn như: Hội chợ OCOP toàn quốc, hội chợ đặc sản vùng miền… Đặc biệt, qua các chương trình xúc tiến thương mại, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đã có thêm kênh để đưa sản phẩm OCOP của Thái Bình vào phân phối trong hệ thống siêu thị như: Go, Winmart…
Bên cạnh đó, thương mại điện tử đã trở thành một kênh quảng bá, tiêu thụ sản phẩm hiệu quả. Các sản phẩm OCOP của Thái Bình cũng đang tiếp cận và khẳng định “lên sàn” là nhiệm vụ hàng đầu để mở rộng thị trường. Nhiều cơ sở sản xuất các sản phẩm OCOP của tỉnh đã mạnh dạn đầu tư chi phí để lập fanpage, website, chạy quảng cáo trên các mạng xã hội, thuê đơn vị quảng cáo, làm hình ảnh…
Tỉnh Thái Bình đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm hàng hóa thông qua các nền tảng thương mại điện tử
Nhiều sản phẩm OCOP đã vươn ra khỏi địa bàn, chiếm lĩnh nhiều thị trường lớn ở trong nước như: Bánh cáy, kẹo lạc, kẹo vừng, kẹo dồi và chè lam của Công ty Thiên Đức (huyện Đông Hưng) đạt 4 sao; Trứng và thịt vịt biển của Hợp tác xã Đông Xuyên (huyện Tiền Hải) đạt 4 sao; Mắm cáy Hồng Tiến (huyện Kiến Xương) đạt 4 sao...
Phát huy lợi thế sẵn có, để sản phẩm OCOP đến gần hơn với người tiêu dùng, cùng với các chính sách hỗ trợ sản xuất sản phẩm OCOP đã được triển khai, tỉnh Thái Bình cũng quan tâm quảng bá, giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm OCOP bằng việc hình thành các điểm giới thiệu, bán sản phẩm OCOP thời gian tới tiếp tục được quan tâm hơn nữa, từ đó gia tăng kết nối giữa sản xuất với tiêu dùng, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, bảo đảm cho người tiêu dùng sử dụng đúng sản phẩm mang thương hiệu OCOP Thái Bình.
Đặc biệt, tỉnh Thái Bình tập trung đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong Chương trình OCOP như xây dựng hồ sơ và quản lý dữ liệu sản phẩm OCOP, số hóa quá trình tiếp nhận hồ sơ, chấm điểm, phân hạng sản phẩm; số hóa sản phẩm và xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc theo chuỗi giá trị, hướng đến kết nối liên thông hệ thống cơ sở dữ liệu chương trình OCOP.
Cùng với đó, tỉnh phát triển thương mại điện tử cho sản phẩm OCOP thông qua các sàn thương mại điện tử, các kênh bán hàng trực tuyến, bán hàng tương tác trực tiếp, nhất là các sản phẩm có quy mô nhỏ, sản phẩm đặc sản địa phương.
Để mở rộng thị trường tiêu thụ và hướng đến xuất khẩu, UBND tỉnh Thái Bình giao Sở Công Thương tỉnh hướng dẫn, hỗ trợ các chủ thể OCOP đăng ký, tham gia giới thiệu, phân phối sản phẩm OCOP tại các hệ thống siêu thị, trung tâm mua sắm, các chợ; kết nối, hỗ trợ chủ thể bán hàng thông qua các sàn thương mại điện tử như: Shopee, Postmart, Voso…
Theo kế hoạch, năm 2024 tỉnh phấn đấu có trên 80% số sản phẩm đăng ký tham gia OCOP đạt hạng 3 sao trở lên, lựa chọn 1 sản phẩm đăng ký với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá, phân hạng sản phẩm 5 sao cấp quốc gia; đồng thời duy trì, củng cố, nâng cấp 50% sản phẩm đã được đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP.
Để thực hiện mục tiêu trên, ông Nguyễn Khắc Thận, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình nhấn mạnh: “tỉnh Thái Bình sẽ tập trung phát triển, hiện đại hóa sản xuất các mặt hàng nông, lâm, thủy sản; hoàn thành chuỗi sản xuất nông sản của tỉnh. Xây dựng các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, ứng dụng công nghệ cao. Chú trọng xây dựng thương hiệu nông sản, mở rộng vùng tiêu thụ sản phẩm nông sản của tỉnh; tạo mối liên kết ngành và liên kết vùng để thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững, hiệu quả có sức cạnh tranh cao.”
Bên cạnh đó tỉnh tiếp tục củng cố và phát triển 60-70 tổ chức kinh tế (gồm tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa) và hộ sản xuất để mở rộng quy mô sản phẩm tham gia Chương trình OCOP, ưu tiên phát triển đối với các chủ thể là hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa; phấn đấu có ít nhất 50% chủ thể OCOP tham gia vào các kênh bán hàng hiện đại như hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi, sàn giao dịch thương mại điện tử... Có từ 1-2 làng nghề có cơ sở sản xuất sản phẩm được đánh giá, công nhận đạt OCOP hạng 3 sao trở lên, góp phần bảo tồn và phát triển làng nghề của địa phương.