Tiêu chuẩn Global GAP là gì? Yếu tố quan trọng bạn cần biết về GlobalGAP

Chia sẻ:

Global GAP, tiêu chuẩn Global GAP hay tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu là những khái niệm không mấy xa lại với các nhà quản trị hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hoặc thậm chí là người tiêu dùng.

Những gì chúng ta thường nghe về Global GAP là tiêu chuẩn được áp dụng vào quy trình sản xuất nông nghiệp một cách có hệ thống, giúp tạo ra sản phẩm đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm từ nguyên liệu đầu vào cho đến thành phẩm xuất bán ra thị trường.

Tuy nhiên, tiêu chuẩn Global GAP có tầm ảnh hưởng như thế nào đến nhà sản xuất, người tiêu dùng và làm thế nào để được cấp chứng nhận Global GAP không phải là điều mà ai cũng biết.

Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu bài viết dưới đây nhé, sẽ có câu trả lời cho những vấn đề trên.

Tiêu chuẩn Global GAP là gì?

Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (Good Agricultural Practices – GAP) là tất cả các tiêu chuẩn do quốc gia, nhóm quốc gia, tổ chức quy định mục đích để chỉ dẫn người sản xuất áp dụng nhằm bảo đảm chất lượng, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, an toàn thực phẩm, sức khoẻ, an sinh xã hội cho người lao động và bảo vệ môi trường. 

tieu-chuan-global-gap-la-gi

Tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (Global Good Agricultural Practice), là tập hợp các biện pháp kỹ thuật về thực hành nông nghiệp tốt được xây dựng để áp dụng tự nguyện cho sản xuất, thu hoạch cũng như xử lý sau thu hoạch cho các nông sản (bao gồm cả chăn nuôi, trồng trọt, thủy sản) trên phạm vi toàn cầu.

Có 252 tiêu chí trong bộ tiêu chuẩn Global GAP, bao gồm 36 tiêu chí bắt buộc phải tuân thủ 100%, 127 tiêu chí có thể tuân thủ đến mức 95% cũng được cấp chứng nhận và có 89 kiến nghị khuyến cáo nên thực hiện.

Chứng nhận Global GAP có quan trọng không?

Global GAP đóng một vai trò quan trọng trong ngành nông nghiệp thực phẩm.

Mức sống của người dân ngày càng tăng cao, đi kèm với đó là những đòi hỏi ngày càng khắt khe đối với sự an toàn của các loại thực phẩm phục vụ nhu cầu ăn uống hằng ngày. Người tiêu dùng rất quan tâm đến thông tin các trang tại liệu có ứng dụng các hệ thống, quy trình để đảm bảo chất lượng thực phẩm hay không. Do đó chứng nhận Global GAP của sản phẩm sẽ khiến họ an tâm lực chọn thực phẩm hơn.

Người tiêu dùng có thể kiểm tra được sản phẩm có đạt tiêu chuẩn Global GAP trên thị trường. Nếu những sản phẩm đã được chứng nhận thì sẽ có dãy 13 chữ số (GGN) trên bao bì.

Global GAP mang lại lợi ích cho nhà sản xuất:

  • Tiêu chuẩn Global GAP là tiêu chuẩn thực phẩm sạch quốc tế, giúp nhà sản xuất tăng giá trị sản phẩm.
  • Gia tăng cơ hội kinh doanh, là chìa khóa đưa các doanh nghiệp xuất khẩu ra thị trường quốc tế.
  • Thiết lập lòng tin giúp thu hút sự chú ý của khách hàng, nổi bật trong cạnh tranh, thiết lập lòng tin người tiêu dùng.
  • Hạn chế rủi ro liên quan đến các vấn đề về an toàn vệ sinh thực phẩm, cải tiến quy trình sản xuất và quản lý.

Global GAP mang lại lợi ích cho người tiêu dùng:

  • Người tiêu dùng có thể yên tâm về chất lượng cũng như độ an toàn của nó so với các thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ.
  • Đảm bảo sức khỏe cho khách hàng với các loại thực phẩm đạt tiêu chuẩn toàn cầu.
  • Theo yêu cầu bắt buộc Global GAP giúp khách hàng có thể truy xuất được nguồn gốc sản xuất của sản phẩm.

tieu-chuan-global-gap-la-gi

Các yêu cầu trong tiêu chuẩn Global GAP

  • Đảm bảo nguồn đất phải được cải tạo, làm sạch trước khi thực hiện canh tác. Hệ thống nước tưới cần đảm bảo phải sạch sẽ không bị ô nhiễm.
  • Độ an toàn, nguồn gốc xuất xứ phải rõ ràng, đặc biệt là giống cây trồng phải được chọn lựa kỹ càng đảm bảo sạch bệnh và có chất lượng tốt nhất. Thực hiện nghiêm túc công tác kiểm tra nguồn gốc giống cây trồng ngay từ ban đầu sẽ giúp cho năng suất sau này tăng cao hơn và không mắc bệnh hại sau này.
  • Một trong các yêu cầu của tiêu chuẩn Global GAP là hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật khi canh tác các và các loại phân bón, để giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của nông nghiệp đối với môi trường xung quanh và duy trì tuổi thọ đất nông nghiệp.
  • Trong canh tác chỉ được phép sử dụng những loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật có trong danh mục được cho phép sử dụng. Hiện nay, vẫn rất khuyến cáo các nông trại sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hữu cơ để đảm bảo an toàn cho người lao động, người sử dụng sản phẩm và không gây hại đến môi trường.
  • Để áp dụng tốt Global GAP thì cần quan tâm vào việc đầu tư nguồn giống tốt. Song song với đó trong cả quá trình nuôi trồng thì nông trại cần phải ghi chép về toàn bộ quá trình của chuỗi thực hành sản xuất. Thiết lập hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm tại từng công đoạn sản xuất, chế biến và hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách phát triển sản phẩm Global GAP.
  • Đảm bảo những tiêu chuẩn về “Hệ thống quản lí chất lượng” (QMS), “Quản lí dịch hại tổng hợp” (IPC), “Quản lí cây trồng tổng hợp” (ICM), và “Hệ thông phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn” (HACCP).

Làm thế nào để được cấp giấy chứng nhận Global GAP

Bước 1: Bạn cần tải về các tài liệu cần thiết được ban hành bởi Global GAP (globalgap .org)

Bước 2: Thực hành áp dụng các điểm kiểm soát cần thiết trong Control Point and Criteria Compliance (CPCCs)

Bước 3: Tự đánh giá nội bộ/ Kiểm tra nội bộ theo các điểm kiểm soát

Bước 4: Đăng ký chứng nhận Global GAP với tổ chức chứng nhận

Bước 5: Nhận chứng chỉ Global GAP nếu tuân thủ 100% các điểm Chính yếu (Major Must) và ít nhất 95% các điểm Thứ yếu (Minor Must).

Hiện nay, giấy chứng nhận Global GAP chỉ có giá trị trong vòng một năm, sau đó doanh nghiệp phải đăng ký tái chứng nhận.